Skip to main content

Khiếm thính – Wikipedia tiếng Việt



Khiếm thính là tình trạng một người hoặc một động vật có thính giác kém trong khi cá thể khác cùng một loài có thể nghe thấy âm thanh đó dễ dàng.[1][2] Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, tiếng ồn, bệnh tật, hóa chất và các chấn thương vật lý.

Tiếng Việt thông thường dùng những danh từ như điếc hoặc lãng tai để chỉ trường hợp khiếm thính.





  • Vị trí tổn thương:
    • Khiếm thính tiếp nhận: tổn thương tai ngoài và tai giữa.

    • Khiếm thính dẫn truyền: tổn thương tai trong

    • Khiếm thính hỗn hợp: tổn thương cả tai ngoài, tai giữa, tai trong.

    • Khiếm thính trung ương: dây thần kinh số 8, tổn thương ở não.

  • Cường độ âm thanh có thể nghe được.
    • Nghe kém nhẹ: Không nghe được tiếng nói thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn.

    • Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn

    • Nghe kém nặng: Không nghe được ngay cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ lực.

    • Nghe kém sâu: Không nghe được ngay cả khi hét sát vào tai. Nếu không sử dụng thiết bị trợ thính thì không thể giao tiếp.

Thính lực đồ là đồ thị mô tả khả năng nghe. Trong quá trình kiểm tra, thính lực của bạn sẽ được kiểm tra ở các tần số khác nhau. Kết quả kiểm tra được thể hiện trên một đồ thị.



Các yếu tố sau là nguyên nhân chính gây điếc.


Tuổi[sửa | sửa mã nguồn]


Có sự diễn tiến về sự mất dần khả năng nghe tần số cao khi tuổi càng tăng. Yếu tố này bắt đầu đầu giai đoạn trưởng thành, nhưng không Điều này bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm, nhưng thường không gây trở ngại cho khả năng hiểu khi đàm thoại cho đến sau này. Mặc dù yếu tố di truyền đó đồng phát bình thường của sự lão hóa và là khác biệt với bệnh điếc gây ra do tiếp xúc với tiếng ồn, chất độc hoặc tác nhân gây bệnh.[3]


Ồn[sửa | sửa mã nguồn]


Ồn là nguyên nhân gây ra phân nửa trường hợp điếc, gây điếc ở nhiều cấp chiếm khoảng 5% dân số toàn cầu.[4]

Những người sống gần các sân bay, đường cao tốc phải chịu ảnh hưởng của tần số 65 đến 75 dB(A). Nếu cách sống chủ yếu ở ngoài trời hoặc các điều kiện mở cửa, những tiếp xúc này theo thời gian có thể gây giảm thích lực. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và nhiều bang khác đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn về tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe người dân. EPA xác định mức 70 dB(A) tiếp xúc trong 24 giờ là ngưỡng cần thiết để bảo vệ khỏi điếc và các ảnh hưởng khác từ tiếng ồn, như rối loạn giấc ngủ, các vấn đề liên quan đế căng thẳng,... (EPA, 1974).

Điếc do tiếng ồn tập trung ở các tần số 3000, 4000, hoặc 6000 Hz. Khi tổn thương do tiếng ồn phát triển, tổn thương sẽ ảnh hưởng tiếp đối với các tần số thấp hơn và cao hơn. Trên thính lực đồ, cấu hình kết quả có một sắc đặc biệt, đôi khi được gọi là một "tiếng ồn tắt." Khi lão hóa và các hiệu ứng khác góp phần làm mất tần số cao hơn (6–8 kHz trên thính lực đồ), vùng tắt này có thể được che khuất và hoàn toàn biến mất.

Các hạ âm câu tổn thương trong khoảng thời gian ngắn hơn. Ước tính thời gian "an toàn" tiếo xúc có thể sử dụng tỷ lệ trao đổi 3 dB. Vì 3 dB đại diện cho tăng cường độ âm gấp đôi, thời gian tiếp xúc phải bị cắt xuống còn phân nửa để duy trì cùng liệu năng lượng. Ví dụ, an toàn tiếp xúc hàng ngày ở dBA trong 8 giờ, trong khi an toàn tiếp xúc ở 91 dB(A) chỉ trong 2 giờ[5] Chú ý rằng đối với một số người, âm thanh có thể đang gây tổn thương thậm chí ở các mức dưới 85 dBA.

Một vài tổ chức an toàn và Y tế Hoa Kỳ (như OSHA, và MSHA), sử dụng tỉ số chuyển đổi 5 dB.[6] Trong khi tỉ số chuyển đổi này rất đơn giản để sử dụng, nó đánh giá một cách mạnh mẽ sự tổn thương gây ra nởi tiếng ồn rất lớn. Ví dụ, ở 115 dB, tỷ số chuyển đổi 3 dB có thể giới hạn tiếp xúc trong khoảng nửa phút; tỉ số chuyển đổi 5 dB cho phép 15 phút.

Ở Hoa Kỳ, 12.5% trẻ em ở tuổi 6-19 bị tổn thương thính giác khi tiếp xúc với tiếng ồn quá mức.[7]


Di truyền[sửa | sửa mã nguồn]


Mất thính lực có thể được di truyền. Khoảng 75–80% tất cả các ca là di truyền bởi gen lặn, 20–25% là di truyền bởi gen trội, 1–2% là di truyền bởi cha mẹ liên quan đến gen X, và ít hơn 1% là di truyền từ thừa kế ti thể.[8]

Khi xem xét các gen người điếc, có 2 dạng khác nhau gồm có hội chứng và không có hội chứng. Trường hợp này chiếm khoảng 30% số cá thể điếc trên quan điểm di truyền.[8] Điếc không hội chứng xuất hiện khi không có những vấn đề khác liên quan đến các cá thể khác hơn là điếc. Trên quan điểm di truyền, điều này giải thích cho hơn 70% trường hợp khác có thuộc tính cho phần lớn các trường hợp điếc di truyền.[8] Các trường hợp hội chứng xảy ra với các bệnh như Usher syndrome, Stickler, Waardenburg syndrome, Alport, và Neurofibromatosis type 2. Đây là các bệnh mà điếc là một trong những triệu chứng hoặc đặc điểm thông thường liên quan đến nó. Các yếu tố di truyền tương ứng với nhiều bệnh khác nhau này là rất phức tạp và khó giải thích một cách khoa học do nguyên nhân không được biết đến. Trong các trường hợp không hội chứng mà bệnh điếc chỉ là một triệu chứng nhìn thấy ở các thể dễ dàng hơn để xác định các gen vật lý.


Bẩm sinh[sửa | sửa mã nguồn]


Theo bệnh viện FV, việc phát hiện sớm điếc bẩm sinh, đặc biệt trong sáu tháng đầu đời, và can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nói chuyện bình thường. Thực tế cho thấy, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có từ 4-5 trẻ khiếm thính bẩm sinh, trong đó có 1-2 trẻ bị khiếm thính nặng. Có rất nhiều nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ như mẹ bệnh trong thời gian mang thai, vợ chồng đồng huyết thống, ngộ độc thuốc…, có khoảng 15 % là do di truyền và 30% không rõ nguyên nhân.[9]


Bệnh[sửa | sửa mã nguồn]


Rối loạn thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]


Thuốc[sửa | sửa mã nguồn]


Hóa chất[sửa | sửa mã nguồn]


Chấn thương vật lý[sửa | sửa mã nguồn]


Các yếu tố thần kinh[sửa | sửa mã nguồn]



Năm sống điều chỉnh theo bệnh tật về khiếm thính (người lớn) trên 100.000 dân năm 2004.

  không dữ liệu

  <250

  250–295

  295–340

  340–385

  385–430

  430–475

  475–520

  520–565

  565–610

  610–655

  655–700

  >700


Khiếm thích toàn cầu ảnh hưởng khoảng 10% dân số ở những cấp khác nhau.[4] Nó gây bệnh tật trung bình đến nghiêm trọng khoảng 124,2 triệu người năm 2004 (107,9 triệu ở các nước thu nhập thấp và trung bình).[10] Trong số này 65 triệu bị lúc còn nhỏ.[11] Khi sinh có tỉ lệ ~3/1000 ở các nước phát triển và hơn 6/1000 ở các nước đang phát triển có các vấn đề về tai.[11]







(tiếng Việt)



Comments

Popular posts from this blog

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Tên khác Trường Nữ sinh Áo Tím, Trường nữ Gia Long Thông tin chung Loại hình Trung học Phổ thông Thành lập 1913 Tổ chức và quản lý Hiệu trưởng ThS. Nguyễn Thị Hồng Chương Hiệu phó ThS. Nguyễn Nguyệt Lệ ThS. Nguyễn Minh Bạch Lan ThS. Đoàn Huỳnh Xuân Tưởng Giáo viên 100 (2016-2017) [1] Học sinh khoảng 1500 (năm học 2016-2017) [1] Thông tin khác Địa chỉ 275 Điện Biên Phủ, Q.3 Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại +84-08-39307346 +84-08-39330801 Website http://thptnguyenthiminhkhai.hcm.edu.vn/Default.aspx Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (còn được gọi là trường nữ Gia Long , trường nữ sinh Áo Tím ) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam. Năm 2012, trường được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thàn

Kamakura – Wikipedia tiếng Việt

Thành phố Kamakura (tiếng Nhật: 鎌倉市 Kamakura-shi ; Hán-Việt: Liêm Thương thị ) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản thuộc tỉnh Kanagawa. Thành phố này được thành lập từ năm 1939. Tuy nhiên, cái tên Kamakura của vùng đất này đã có từ rất lâu. Kamakura nằm ở phía Tây bán đảo Miura. Phía Nam trông ra vịnh Sagami. Ba phía Bắc, Đông và Tây có những dãy núi bao bọc. Thời xa xưa, chỉ có 7 lối ra vào thuận tiện ở ba phía này. Đó là sau khi đã có bàn tay còn người mở rừng xẻ núi. Ngày nay, phía Bắc là thành phố Yokohama, phía Đông là thành phố Zushi, phía Tây là thành phố Fujisawa. Kamakura cổ thời trung thế có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích 39,5 km² của thành phố Kamakura hiện đại. Những khai quật khảo cổ học đã phát lộ nhiều di tích thời kỳ Jomon và thời kỳ Yayoi ở Kamakura. Cho đến trước thời kỳ Kamakura, không có nhiều ghi chép về vùng đất Kamakura. Năm 1063, Minamoto no Yoriyoshi (988-1075) một shogun thời kỳ Heian được triều đình cử đi đánh dẹp phía Đông Nhật Bản

Heinkel He 111 – Wikipedia tiếng Việt

Thiết kế mũi "lồng kính" của He 111 Heinkel He 111 là một loại máy bay ném bom hạng trung và nhanh của Đức do anh em nhà Günter thiết kế tại công ty Heinkel Flugzeugwerke vào đầu thập niên 1930. He 111 đôi khi được mô tả là "sói đội lốt cừu" do ở thời kỳ đầu nó đã giả dạng là máy bay vận tải. He 111 được Luftwaffe sử dụng nhiều trong thời gian đầu của Thế chiến II, tượng trưng cho không lực Đức, với đặc điểm là mũi "lồng kiếng" và khả năng oanh tạc và tác chiến cao. Nhưng trong cuộc Không chiến tại Anh Quốc, He 111 để lộ khuyết điểm về khả năng tự vệ. Tuy nhiên khi bị bắn hư hại nặng, He 111 thường vẫn có khả năng giữ được cao độ. Heinkel He 111 được sử dụng trong nhiều chiến thuật: oanh tạc tại Anh, ném thủy lôi trong mặt trận biển Baltic, vận tải và ném bom tại mặt trận miền Đông, miền Tây, Địa Trung Hải và Bắc Phi. Mặc dầu được cải tiến nhiều lần, Heinkel He 111 dần dần bị sa thải trong giai đoạn sau của thế chiến thứ hai. Vì Luftwaffe không đủ thời