Skip to main content

Kamakura – Wikipedia tiếng Việt


Thành phố Kamakura (tiếng Nhật: 鎌倉市 Kamakura-shi; Hán-Việt: Liêm Thương thị) là một đơn vị hành chính cấp hạt của Nhật Bản thuộc tỉnh Kanagawa. Thành phố này được thành lập từ năm 1939. Tuy nhiên, cái tên Kamakura của vùng đất này đã có từ rất lâu.





Kamakura nằm ở phía Tây bán đảo Miura. Phía Nam trông ra vịnh Sagami. Ba phía Bắc, Đông và Tây có những dãy núi bao bọc. Thời xa xưa, chỉ có 7 lối ra vào thuận tiện ở ba phía này. Đó là sau khi đã có bàn tay còn người mở rừng xẻ núi. Ngày nay, phía Bắc là thành phố Yokohama, phía Đông là thành phố Zushi, phía Tây là thành phố Fujisawa.

Kamakura cổ thời trung thế có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với diện tích 39,5 km² của thành phố Kamakura hiện đại.




Những khai quật khảo cổ học đã phát lộ nhiều di tích thời kỳ Jomon và thời kỳ Yayoi ở Kamakura. Cho đến trước thời kỳ Kamakura, không có nhiều ghi chép về vùng đất Kamakura.

Năm 1063, Minamoto no Yoriyoshi (988-1075) một shogun thời kỳ Heian được triều đình cử đi đánh dẹp phía Đông Nhật Bản, thấy Kamakura là nơi đắc địa làm căn cứ quân sự, nên đã đóng đại bản doanh của mình tại đây.

Từ cuối thế kỷ 12, Kamakura đã là một trong những đô thị lớn nhất Nhật Bản. Năm 1180, Kamakura trở thành trung tâm của giai cấp võ sĩ, những người nắm giữ vận mệnh chính trị của Nhật Bản. Từ năm 1185 đến năm 1333, Kamakura là trung tâm chính trị trên thực tế của Nhật Bản, nơi các shogun dòng họ Minamoto và những người tiếp tục đặt đại bản doanh (mạc phủ). Lịch sử Nhật Bản gọi chính quyền này Mạc phủ Kamakura (theo tên gọi của vùng đất) và gọi thời kỳ lịch sử này là thời kỳ Kamakura.

Chính trong thời kỳ này, Kamakura phát triển rực rỡ. Dưới sự bảo trợ của shogun và của tầng lớp võ sĩ nói chung, văn hóa, tôn giáo đều phát triển mạnh ở Kamakura.

Từ thời kỳ Muromachi về sau, mặc dù Kamakura không còn là nơi đặt mạc phủ nữa, song nó vẫn là một đô thị quan trọng. Mạc phủ Muromachi vẫn đặt hành dinh bộ chỉ huy tiền phương của mình tại đây. Thời kỳ Edo, Mạc phủ Tokugawa đặt ly cung của mình ở Kamakura. Do ngay gần Edo, nên Kamakura trở thành nơi vui chơi của các quý tộc. Thêm nhiều kiến trúc đặc sắc được xây dựng ở Kamakura.

Từ thời Minh Trị, khi Tokyo trở thành thủ đô, Kamakura trở thành nơi vui chơi, nghỉ ngơi, tham quan, tắm biển thu hút nhiều du khách. Nhiều nhà văn Nhật Bản đã tới đây sinh sống và viết, tạo thành cái gọi là văn sĩ Kamakura mà tiêu biểu là Natsume Soseki, Akutagawa Ryunosuke, Kunigida Doppo, Kawabata Yasunari, Osaragi Jiro.





Từ thế kỷ thứ 11, nhiều chùa chiền, đền thờ lớn đã bắt đầu được xây dựng ở Kamakura. Nổi tiếng nhất trong số đó là:


  1. Chùa Kencho của dòng Thiền Lâm Tế và là tổng hành dinh của phái Lâm Tế Kencho.

  2. Chùa Engaku

  3. Chùa Jufuku

  4. Chùa Jochi

  5. Chùa Jomyo

Nhiều hạng mục nói trên đã được Nhật Bản trình UNESCO vào năm 1992 xin công nhận là di sản thế giới về văn hóa.




Do có bờ biển, Kamakura có hai bãi biển đẹp nổi tiếng Nhật Bản, gồm:


Các viện bảo tàng, phòng trưng bày[sửa | sửa mã nguồn]



Kamakura có nhiều lễ hội, nối tiếng nhất là lễ hội đền Tsurugaoka Hachiman. Trong ngày hội này, người ta diễn lại cảnh các võ sĩ xưa mặc áo giáp, cưỡi ngựa và bắn cung.



Kamakura là nơi có nhiều cơ sở lên men bia, và cũng có nhiều quán bia ngon và thanh lịch.







Comments

Popular posts from this blog

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Tên khác Trường Nữ sinh Áo Tím, Trường nữ Gia Long Thông tin chung Loại hình Trung học Phổ thông Thành lập 1913 Tổ chức và quản lý Hiệu trưởng ThS. Nguyễn Thị Hồng Chương Hiệu phó ThS. Nguyễn Nguyệt Lệ ThS. Nguyễn Minh Bạch Lan ThS. Đoàn Huỳnh Xuân Tưởng Giáo viên 100 (2016-2017) [1] Học sinh khoảng 1500 (năm học 2016-2017) [1] Thông tin khác Địa chỉ 275 Điện Biên Phủ, Q.3 Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại +84-08-39307346 +84-08-39330801 Website http://thptnguyenthiminhkhai.hcm.edu.vn/Default.aspx Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (còn được gọi là trường nữ Gia Long , trường nữ sinh Áo Tím ) là một trường trung học phổ thông công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam. Năm 2012, trường được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thàn

Khiếm thính – Wikipedia tiếng Việt

Khiếm thính là tình trạng một người hoặc một động vật có thính giác kém trong khi cá thể khác cùng một loài có thể nghe thấy âm thanh đó dễ dàng. [1] [2] Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tuổi tác, tiếng ồn, bệnh tật, hóa chất và các chấn thương vật lý. Tiếng Việt thông thường dùng những danh từ như điếc hoặc lãng tai để chỉ trường hợp khiếm thính. Vị trí tổn thương: Khiếm thính tiếp nhận: tổn thương tai ngoài và tai giữa. Khiếm thính dẫn truyền: tổn thương tai trong Khiếm thính hỗn hợp: tổn thương cả tai ngoài, tai giữa, tai trong. Khiếm thính trung ương: dây thần kinh số 8, tổn thương ở não. Cường độ âm thanh có thể nghe được. Nghe kém nhẹ: Không nghe được tiếng nói thầm. Khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn. Nghe kém trung bình: Không nghe được tiếng nói thầm và tiếng nói thường. Rất khó nghe được tiếng nói ở những nơi ồn Nghe kém nặng: Không nghe được ngay cả tiếng nói lớn. Các cuộc nói chuyện được thực hiện rất khó khăn với nhiều nỗ lực. Nghe kém sâu: Không nghe được n